DANH MỤC SẢN PHẨM
Trong thực tế, để thấu hiểu các giá trị, các kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh, chúng ta thường phải trả giá bằng tiền, bằng công sức và tinh thần là rất lớn. Bằng kinh nghiệm thực tế từ những “bài học xương máu” đã trả giá khi dấn thân vào thương trường, nhà Sinh Nguyễn ® sẵn sàng chia sẽ với các bạn những kinh nghiệm kinh doanh để tránh những sai lầm đáng tiếc.
Các yếu tố làm nên thành công của quán cà phê:
1.Vị trí:Thông thường chúng ta chỉ hay chú ý đến diện tích và bề ngang của quán mà quên đi địa điểm. Đây là kinh nghiệm thực tế khi nhà Sinh Nguyễn ® kinh doanh quán cà phê đầu tiên. Ban đầu chỉ chú trọng đến diện tích và chiều ngang của quán, mà quên đi vị trí địa điểm. Quán có diện tích và bề ngang tốt, tuy nhiên vị trí nằm trong đường nhỏ, khuất tầm nhìn, nên lượng khách bị hạn chế đi rất nhiều. Vì vậy khi mở quán các bạn nên lưu ý đầu tiền là vị trí. Vị trí tốt thường có đường đi hai chiều, giao thông thuận lợi và đông đúc, gần trường, gần cơ quan công sở, ban nghành …
2.Giao thông:Dòng giao thông đông dẫn đến việc thu hút tầm nhìn, dẫn tới việc thu hút khách hàng đông hơn.Đường hai chiều sẽ làm cho tính lưu thông dễ dàng, khách dễ tìm, dễ tới quán cao hơn. Ví dụ: khi khách đi lố qua quán, phần lớn sẽ cho xe sang làng đường và quay lại ngay lập tức. Nhưng nếu quán cà phê của bạn chỉ có một làn đường thì khách không thể vòng lại và phải đi hết con đường mới quay lại được, đôi khi khách nản và ngại không ghé quán nữa. Rõ ràng, đường hai chiều sẽ giúp khách hàng dễ đến quán hơn.Ngoài ra cũng nên lưu ý đến độ rộng của làn đường để tránh ách tắc giao thông, mức độ đông đúc vào các buổi trong ngày sẽ ảnh hưởng để doanh thu và cũng để phân chia nhân sự cho phù hợp.
3.Chỗ đậu xe: là một trong những yếu tố sống còn của quán. Người Việt Nam chủ yếu là đi xe máy nên phải có chỗ đậu xe và tuân thủ theo quy định trật tự của cơ quan tại địa phương. Một bãi đậu xe gần, đi bộ không xa và có chỗ đổ ô tô là lý tưởng nhất.
4.An ninh xung quanh quán: yếu tố này ảnh hưởng tới doanh thu (do ảnh hưởng tới mức độ lui tới của khách) và độ an toàn của tài sản trong quán.
5.Diện tích của địa điểm kinh doanh:Diện tích tối thiểu tốt nhất là 6m bề ngang, để bạn dễ trang trí làm quán nỗi bật. Số lượng bố trị bàn ghế cần được xác định sơ bộ dựa trên chi phí hoạt động và lợi nhuận mong muốn của chủ quán. Ví dụ cho các bạn dễ hiểu nhé: chi phí quán bạn là 20 tr.đồng/ tháng và bạn muốn lợi nhuận là 10 tr.đồng/ tháng. Tổng doanh thu cần là 30 tr.đồng/ tháng, nghĩa là cần bán 1 tr.đồng/ ngày.Giả sử món nước quán bạn là 20k/ món. Vậy bạn cần bán là 50 món/ ngàyGiả sử quán mở cửa 12 giờ/ ngày. Giả sử 2 khách/ bàn và ngồi trong 2 giờ = 12 giờ/ 2 giờ x 2 người = 12 người/bàn/ngàyVậy số bàn cần bố trí là : 50 món/ 12 thức uống = 4.2 bàn, vậy cần bố trí trên 4 bàn là phù hợp.(ví dụ trên là cách tính đơn giản để bạn tham khảo, dễ hình dung nhé)
6.Trang trí trước đây của quán cũ:Cần xem xem trang trí và mô tip của quán cũ, nếu gần với định hướng kinh doanh của bạn thì sẽ giảm đáng kể chi phí sữa chữa. Còn nếu khác xa thì bạn nên cân nhắc thêm một khoản đầu tư để nâng cấp, tu sữa và trang trí lại, nên bạn cần lưu ý vấn đề này.
7.Hợp đồng cho thuê cũ của quán:Bạn cần xem xét các yếu tố như: hợp đồng còn hiệu lực bao lâu? Nếu hết thì có được thuê tiếp hay không? Nếu được thuê thì giá như thế nào? Chủ nhà có cho sửa chữa hay không? Bồi thường nếu một trong hai bên hủy hoặc vi phạm hợp đồng?
Trên đây là các yếu tố cần lưu ý trước khi mở quán cà phê. Các bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm thì liên hệ hoặc inbox nhà Sinh Nguyễn ® nhé.